10 sai lầm quản lý tài chính có thể khiến doanh nghiệp phá sản

Đăng bởi CÔNG TY TNHH FISA vào lúc 10/04/2022

Có rất nhiều yếu tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Trong đó, sự không rõ ràng trong vấn đề quản lý tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là sai lầm mà hầu như mọi tổ chức đều có thể vấp phải. Vậy, đâu là sai lầm trong quản lý tài chính mà bạn nhất định phải tránh xa? Để có cái nhìn cụ thể hơn về câu hỏi trên, hãy đọc kỹ các nội dung được đề cập ngay sau đây 

Sai lầm trong quản lý tài chính doanh nghiệp

Trong rất nhiều trường hợp từ trước đến nay, những sai lầm quản lý tài chính đã dẫn đến sự thất bại thảm hại cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều nhà quản lý khi vừa bắt đầu sự nghiệp vẫn thường đánh giá thấp yếu tố này, từ đó khiến con đường khởi nghiệp của họ trở nên khó khăn hơn. 

Sau đây là 10 nội dung làm rõ về các sai lầm phổ biến trong việc quản lý tài chính mà bạn nhất định phải biết:

Không có nguồn tiền mặt dự phòng

Nếu bạn là một nhà quản lý, hãy nhớ rằng luôn cần một khoản tiền mặt để dữ trữ trong quá trình thiết lập các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này luôn là cần thiết kể cả khi hoạt động kinh doanh của bạn đang mang lại lợi nhuận một cách nhiều và nhanh chóng. 

Bên cạnh đó, rất nhiều công ty cũng phải mất một vài quý để có thể tạo được nguồn thu nhập ổn định để duy trì mọi hoạt động của công ty. Chính vì thế, bạn đừng nên tự đánh lừa mình và quá chủ quan với suy nghĩ cứ làm thì tiền và lợi nhuận rồi sẽ về. 

Trở nên phụ thuộc vào những khoản vay tín dụng

Một sai lầm quản lý tài chính doanh nghiệp khác cũng phổ biến không kém chính là sử dụng các khoản vay để tồn tại trong thời gian đầu của kinh doanh. Mặc dù điều này có thể giúp bạn tạo ra nguồn vốn, tuy nhiên liệu có chắc rằng bạn chỉ sử dụng chúng trong giai đoạn đầu và có thể trả hết hay không? Bạn nên biết rằng các khoản vay tính dụng thường có lãi suất khá cao và phải trả phí hằng năm. Chính vì thế, khi chưa lên cho mình một kế hoạch hợp lý với các mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ vấp phải tình trạng “ lãi mẹ đẻ lãi con” và không thể trụ vững. 

Có sự nhầm lẫn giữa nguồn tài chính cá nhân và công ty

Nếu bạn chính là một nhà quản lý của doanh nghiệp, vậy hãy luôn rạch ròi giữa nguồn vốn cá nhân và nguồn vốn của công ty. Rất nhiều trường hợp, các quản lý không thể tách biệt hai khoản này, chính vì thế đã gây nên sự nhập nhằng trong kê khai và dẫn đến nhiều rắc rối phức tạp về sau. Ngược lại, nếu bạn có thể tách biệt được chúng, bạn sẽ nắm thế chủ động và dễ dàng xác định được lợi nhuận thực tế hoặc thiệt hại của doanh nghiệp.

 

Sử dụng nguồn vốn cá nhân để bù lỗ cho doanh nghiệp

Tương tự như sai lầm quản lý tài chính kể trên, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng mà một người quản lý tài ba nên tránh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Việc sử dụng tài chính cá nhân để bù lỗ không phải ai cũng có thể giải quyết được, vì thế nếu làm không tốt, bạn rất có thể sẽ mất “cả chì lẫn chài.”

Không tạo được hệ thống thu chi rõ ràng

Việc không thiết lập được hệ thống thu chi rõ ràng cho doanh nghiệp sẽ phần nào khiến việc quản lý tài chính trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, để tránh sai lầm này, bạn nên thực hiện các khoản thu chi một cách rõ ràng theo như quy trình, luôn in các hóa đơn thanh toán với con dấu của công ty. Đồng thời hãy tìm cách giải quyết nhanh chóng các khoản phát sinh không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 

Luôn cường điệu trong các tính toán và những lời hứa về tài chính

Đây là một sai lầm trong quản lý tài chính thường phổ biến trong xã hội hiện nay. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư bị lừa bởi những con số đẹp như mơ của những công ty họ góp vốn. Tuy nhiên đến cuối cùng, các công ty này lại suy sụp khá nhanh chóng. Mặc dù những tính toán về tài chính và dự đoán về lợi nhuận sẽ đẩy mạnh sự thu hút các nguồn vốn huy động, nhưng bạn vẫn nên có sẵn một vài kế hoạch sinh lời thật thuyết phục và có tính thực tế cao để sử dụng cho những năm kinh doanh tiếp theo. 

Không chỉ vậy, bạn cũng nên quyết định tìm kiếm các khoản vay mới và thẳng thắn nói ra tình hình tài chính của mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những hành vi gian lận về tài chính, từ đó tránh phải chịu các trách nhiệm về pháp lý kể cả khi lỡ may bị phá sản. 

Vô tình bỏ qua những nhu cầu về tài chính ngay trước mắt

Dựa vào “ cuộc khủng hoảng dotcom”, bạn hãy rút ra những bài học cần thiết cho mình. Chẳng hạn như nếu kế hoạch của bạn thực sự cần 50.000 USD, vậy thì đừng chỉ yêu cầu 30.000 USD. Điều này là bởi các ngân hàng và những nhà đầu tư tiềm năng sẽ đắn đo không biết có nên đầu tư vào dự án của bạn hay không bởi số tiền cần thực tế lại ít hơn nhiều so với bản kế hoạch. 

Đã có rất nhiều công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng sau khi tiêu hết các khoản đầu tư ban đầu trước khi kịp làm chúng sinh lời. Vì thế, những nhà đầu tư hiện nay thường lựa chọn cách khôn ngoan hơn, chính là sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn cho một kế hoạch triển vọng thực sự thay vì ném số tiền nhỏ hơn qua cửa sổ.

Để tránh được điều này, khi bạn nhận ra mình không đủ tài chính để thanh toán những hóa đơn đến hạn, hãy giảm tỉ lệ xói mòn tiền bằng cách cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất. Đồng thời, hãy lên danh sách các khoảng tiền mà người khác nợ và đòi về chúng sớm nhất có thể. Số tiền này sẽ giúp bạn thanh toán các khoản cần thiết như thuế và nhiều chi phí quan trọng khác. 

Luôn cho rằng các khoản doanh thu và lợi nhuận hiện tại là biểu hiện của một tình hình tài chính vững mạnh

Đây không phải là sai lầm quản lý tài chính doanh nghiệp hiếm gặp hiện nay. Mặc dù thực sự điều này không phải là vấn đề quá lớn, tuy nhiên nó sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thật đáng tiếc phải nói rằng rất nhiều công ty đã không dự liệu được điều này, vì thế họ thường mắc phải nhiều vấn đề về tài chính nghiêm trọng khi tiêu hết số tiền mà họ thực sự chưa có được. 

Hãy nhớ rằng, mọi giao dịch đều có một khoảng thời gian chậm trễ giữa thời điểm hoàn tất giao dịch và thời điểm thanh toán tiền bạc. Vì thế, hãy luôn suy tính một cách sáng suốt và thận trọng trong các bước đi để không mắc phải tình trạng rối ren về tài chính.

Có sự xem nhẹ đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Có thể số dư tài chính vào cuối mỗi ngày luôn lớn hơn so với những gì thực tế. Các loại thuế như: thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng và nhiều loại thuế khác mặc dù nằm trong tài khoản của bạn nhưng lại thuộc về nhà nước. Chính vì thế, các bảng tính số dư tài chính không nên cho thêm các khoản này vào để tránh nguy cơ rủi ro tài chính trong kế hoạch kinh doanh tương lai.

Không chỉ vậy, bạn cũng nên hoàn thành việc đóng các khoản thuế đúng hạn và theo quy định. Điều này là bởi các cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền phạt công ty bởi lý do chậm thuế. Tệ hơn, nếu hoạt động kinh doanh của bạn đang trên bờ vực phá sản, bạn vẫn phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 

Sai lầm trong quản lý và tính toán chi phí quảng cáo

Các quảng cáo có thể dẫn đến những giao dịch về bán hàng, điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên nếu trong hoạt động quản lý, công ty của bạn xem chi phí quảng cáo giống như tỉ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng của cùng một thời kỳ thì đó lại chính là sai lầm. 

Trên thực tế, sai lầm quản lý tài chính doanh nghiệp trong tính toán chi phí quảng cáo diễn ra rất phổ biến. Điều này thường dẫn đến sự sai lệch trong các khoản tài chính cần thiết, từ đó dẫn đến sự chi tiêu quá khả năng trong những quý tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

Học quản lý dòng tiền doanh nghiệp tại Khóa học CFO của FISA

Nếu bạn vẫn chưa tự tin về khả năng quản lý dòng tiền doanh nghiệp của mình, hãy đến với Khóa học CFO của FISA.

CFO - Giám đốc tài chính là gì?

Đây là khóa học giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt được những điều cơ bản nhất về chỉ số tài chính, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn và tránh được các rủi ro, sai sót khi vận hành doanh nghiệp. Nói cách khác, đây chính là khóa học giúp bạn trang bị cho mình những nội dung cốt lõi mà một CFO cần phải có, từ đó lãnh đạo doanh nghiệp ở cả 4 khía cạnh bao gồm:

  • Quản trị dòng tiền
  • Quản trị tài chính dự án đầu tư
  • Kỹ năng phân tích
  • Báo cáo quản trị & thuế

 

Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ nhận được các giá trị cụ thể bao gồm: 

  • Hiện thực hóa hoài vọng trở thành một CFO tài giỏi, chuyên nghiệp.
  • Nắm vững được nền tảng kiến thức cốt lõi và tư duy chiến lực mà một CFO luôn cần có. 
  • Hình dung rõ nét hơn về một CFO chuyên nghiệp.
  • Có thể tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ với những chuyên gia hàng đầu trong ngành quản trị tài chính doanh nghiệp. 
  • Nhận được giấy chứng nhận sau khi hoàn thành đúng lộ trình và tiến độ của khóa học. 

Vì những lý do trên, nếu quý khách cảm thấy phù hợp và có nhu cầu tìm hiểu, đăng kí khóa học, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua các phương thức sau:

CÔNG TY TNHH FISA

Hotline:  0896560656

Email: fisa.com.vn@gmail.com

Địa chỉ: E2-0902. Tòa nhà Ecohome Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội

Tags : khóa học, khóa học giám đốc, quản lý tài chính
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Zalo CÔNG TY TNHH FISA 0896560656
0
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav